Cách đây gần năm mươi năm trước, Linh mục Henri Nouwen viết quyển sách có tựa đề "Người bị tổn thương (là người) chữa lành" (The Wounded Healer) (Ghi chú thêm: tựa sách theo bản dịch tiếng Việt của dịch giả An Nguyễn - Người đã mang thương tích để chúng ta được chữa lành) Thành công của quyển sách đã làm cho ngài thành một trong các nhà lãnh đạo thiêng liêng thiêng liêng độc đáo và đã trở thành một trong những nhà văn tâm linh có ảnh hưởng nhất trong nửa thế kỷ qua. Điều gì đã làm cho các bài viết của ngài trở nên mạnh như vậy? Sự lỗi lạc của ngài? Tài năng diễn tả? Đúng, ngài có năng khiếu nhưng nhiều người khác cũng có. Điều làm cho ngài trở nên khác biệt, ngài là người bị tổn thương sâu đậm và từ nơi lo âu cùng cực nội tâm của mình, ngài tuôn ra những lời có thể chữa lành cho hàng triệu người.
Cha của con, mỗi khi con dành thời gian ở lại với Người thì Người mở lòng con, cho con những trí hiểu nó thôi thúc con phải viết nó ra. Những gì con viết ra đây sẽ khôn ngoan hơn những gì con đang cố gắng sống. Xin cho những yếu đuối của con, điều chưa chu toàn được không làm phiền lòng người anh em của con.
Trang
▼
Thứ Bảy, 23 tháng 1, 2021
TỔN THƯƠNG, ÂN SỦNG VÀ SỨC MẠNH CỦA CHÚNG TA ĐỂ CHỮA LÀNH CHO NGƯỜI KHÁC (RON ROLHEISER, OMI)
Điều này hoạt động như thế nào? Làm thế nào để vết thương của chúng ta giúp chữa lành người khác? Đây không phải là trường hợp này. Không phải các tổn thương của chúng ta giúp chữa lành người khác. Ngược lại, những tổn thương của chúng ta có thể tô màu cho ân sủng và tài năng của chúng ta theo cách để chúng không còn tạo phản kháng và ghen tị nơi người khác nữa, thay vào đó chúng trở thành những gì Chúa muốn chúng trở thành, những món quà để làm cho người khác được ơn ích.
Nhưng đáng tiếc, điều ngược lại cũng lại đúng. Các ân sủng và tài năng của chúng ta thường lại là lý do làm chúng ta thành người không được yêu mến, thậm chí còn có thể bị ghét. Có một động lực đáng chú ý ở đây. Chúng ta không tự động và cũng không dễ dàng để các ơn của người khác mang đến ơn ích cho mình. Thông thường, chúng ta miễn cưỡng công nhận nét đẹp và sức mạnh của chúng, cùng lúc chúng ta chống lại và ghen tị với những người có các ơn này. Đó là một trong những lý do làm chúng ta khó có thể đơn giản ngưỡng mộ ai đó.
Nhưng sự miễn cưỡng này nơi chúng ta không chỉ nói lên điều gì đó về chúng ta. Thường thì nó cũng nói lên điều gì đó về những người có được các món quà đó. Tài năng là một chuyện không rõ ràng, nó có thể được dùng để khẳng định bản thân, để tách mình ra khỏi người khác, để trở nên nổi bật và đứng trên, hơn là món quà để giúp đỡ người khác. Tài năng của chúng ta có thể được dùng đơn giản để tỏ ra mình xuất sắc, có tài, ưa nhìn và thành công đến như thế nào. Sau đó, chúng đơn giản trở thành sức mạnh nhằm làm lu mờ người khác để chúng ta nổi bật.
Làm thế nào chúng ta có thể biến tài năng của mình thành món quà cho người khác? Làm thế nào chúng ta có thể được yêu mến vì tài năng thay vì bị ghét bỏ vì chúng? Đây là điểm khác biệt: chúng ta sẽ được yêu mến và ngưỡng mộ vì những món quà của mình khi những món quà này được tô màu bởi các tổn thương chúng ta để người khác không nhìn chúng như mối đe dọa hoặc một cái gì làm chúng ta trở nên khác biệt, nhưng là một món quà gởi đến họ trong các khuyết điểm của chính họ. Khi được chia sẻ theo một cách nào đó, các món quà của chúng ta có thể trở thành quà tặng cho mọi người.
Và đây là cách thức hoạt động của bài toán này: Những món quà chúng ta nhận không phải cho chúng ta mà cho người khác. Nhưng, để được như vậy, chúng cần được đượm màu bởi lòng trắc ẩn. Chúng ta đến được với lòng trắc ẩn khi để cho các vết thương trở nên thân thiện với những món quà của chúng ta. Đây là hai ví dụ.
Khi Công nương Diana qua đời vào năm 1997, có một làn sóng yêu thương tràn ngập. Vừa theo cảm tính và là một linh mục công giáo, tôi thường không than khóc cho những người nổi tiếng, nhưng tôi cảm nhận một nỗi buồn và tình yêu sâu đậm cho người phụ nữ này. Tại sao? Vì Diana xinh đẹp và nổi tiếng? Không phải vậy. Nhiều phụ nữ đẹp và nổi tiếng lại bị ghét vì chuyện này. Công nương Diana được rất nhiều người yêu mến vì bà là người bị tổn thương, người mà các tổn thương tô đậm thêm cho sắc đẹp và sự nổi tiếng của bà, theo một cách nó dẫn đến tình thương chứ không dẫn đến ganh tị.
Linh mục Henri Nouwen, người đã phổ biến thành ngữ “người bị tổn thương chữa lành” cũng có đặc nét tương tự. Cha là linh mục xuất sắc, tác giả của hơn bốn mươi cuốn sách, một trong những diễn giả về tôn giáo nổi tiếng nhất trong thế hệ của ngài, đã làm việc ở Đại học Harvard và đại học Yale, người có nhiều bạn trên khắp thế giới; nhưng cha lại là người bị tổn thương sâu đậm, cha đã thú nhận nhiều lần, phải chịu đựng lo âu, bồn chồn, ghen tương và có khi phải vào dưỡng đường. Thêm nữa khi thú nhận nhiều lần, giữa thành công và nổi tiếng này, trong phần lớn cuộc đời trưởng thành của mình, cha đã khó đơn giản chấp nhận tình yêu. Tổn thương của cha đã mãi mãi ngăn cản. Và điều này làm cho bản ngã của cha bị tổn thương, chủ yếu đậm nét trong từng trang viết trong mỗi cuốn sách của cha. Sự xuất sắc của cha mãi mãi tô đậm lên các tổn thương của cha và đó là lý do tại sao cha không bao giờ tự tin và luôn có lòng trắc ẩn. Không ai ganh với sự xuất sắc của cha Nouwen; ngài quá bị tổn thương để ganh tị. Thay vào đó, sự xuất sắc của cha luôn làm chúng ta xúc động theo cách chữa lành. Ngài là người chữa lành bị tổn thương.
Những lời nói, những tổn thương, những người chữa lành đan xen nhau. Tôi tin chắc Chúa kêu gọi mỗi người chúng ta với một ơn gọi và một công việc đặc biệt ở đây trên trái đất này, dựa trên các tổn thương chúng ta hơn là trên các ơn của chúng ta. Quà tặng của chúng ta là có thật và quan trọng; nhưng họ chỉ mang ơn ích khi được định hình trong một loại trắc ẩn đặc biệt do đặc tính duy nhất của các tổn thương chúng ta. Các tổn thương đặc biệt, duy nhất của chúng ta có thể giúp mỗi chúng ta trở thành người chữa lành duy nhất, đặc biệt.
Thế giới chúng ta đầy những người xuất sắc, tài năng, rất thành công và xinh đẹp. Những món quà này là có thật, đến từ Chúa và không bao giờ được gièm pha nhân danh Chúa. Tuy nhiên, quà tặng chúng ta không tự động giúp đỡ người khác; nhưng chúng có thể hiệu quả nếu được tô màu bởi các tổn thương của chúng ta để chúng tuôn ra như lòng trắc ẩn chứ không phải là niềm kiêu hãnh.
____________
Nguồn: ronrolheiser.com, dịch FB: Giải Đáp Thắc Mắc Công Giáo
Hình: Tác phẩm nghệ thuật "Người bị tổn thương (là người) chữa lành" (The Wounded Healer) của Marija Gauci mô tả người phụ nữ đang tự vá những vết thương của mình. Thật ra thuật ngữ này xuất phát từ nhà tâm lý học phân tích Carl Gustav Jung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét